ĐẠI LÂM MỘC VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ PHONG THỦY

ĐẠI LÂM MỘC VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ PHONG THỦY

Ngày đăng: 11:05 AM 29/06/2019 - Lượt xem: 11049

ĐẠI LÂM MỘC

 

Có nhà thơ viết rằng:

Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mây từng trời cao

Cây cối trong rừng bạt ngàn vô tận. Hán văn ghép hai chữ Mộc đứng cạnh nhau để tượng hình, ký hiệu nhiều cây hợp lại. Như xã hội loài người có người giỏi, người vụng, có người phi thường và có người tầm thường. Một rừng cây có cây gỗ tốt, gỗ quý và những câu gỗ bình thường. Vượt lên mọi cây tầm thường, vươn tới, chiếm lĩnh nguồn ánh sáng và không gian đó là những cây đại thụ trong rừng. Về khái niệm mệnh Đại Lâm Mộc là gì thì mệnh này được ghép bởi ba chữ mộc chỉ các loài cây đại thụ trong rừng. Nó cũng được dùng để đặt tên cho ngũ hành nạp âm trong hoa giáp.

Đại Lâm Mộc là gì?

Đại Lâm Mộc là 1 trong 6 hành Mộc, đây cũng là cái tên dùng để đặt cho niên mệnh trong Ngũ Hành Nạp Âm – Lục Thập Hoa Giáp.

Giải thích ngữ nghĩa Đại Lâm Mộc theo từ điển Hán – Việt thì ta có thể hiểu Đại là lớn, to lớn; Lâm là rừng; Mộc là cây; Đại Lâm Mộc là cây rừng lớn hay cây đại thụ trong rừng.

Tuổi nào thuộc mệnh Đại Lâm Mộc?

Theo cách tính về vòng cung mệnh trong ngũ hành nạp âm, 1 vòng cung mệnh bằng 60 năm và 2 năm sẽ có cùng một cung mệnh. Với cách tính này thì ta có thể thấy rằng 1 vòng cung mệnh chỉ có 30 cung mệnh và những tuổi Mậu Thìn (sinh năm 1928, 1988), tuổi Kỷ Tỵ (sinh năm 1929, 1989) là những người thuộc Đại Lâm Mộc.

Dù cùng thuộc mệnh Đại Lâm Mộc nhưng nam và nữ lại có Cung khác nhau. Cùng tham khảo bảng dưới đây để xem Cung của bạn là cung nào.

Năm Sinh Can Chi Cung Nam Cung Nữ
1928 Mậu Thìn Ly: Hỏa Càn Kim
1988 Chấn: Mộc Chấn Mộc
1929 Kỷ Tỵ Cấn: Thổ Đoài Kim
1989 Khôn: Thổ Tốn Mộc

Bản mệnh Đại Lâm Mộc

– Phật bản mệnh:

Những người tuổi Thìn, tuổi thị thuộc mệnh Đại Lâm Mộc được Bồ Tát Phổ Hiền (Tam Mạn Đà Bồ Tát) bảo hộ.

tử vi mệnh đại lâm mộc

– Tính cách:

Đại Lâm Mộc khó chấp nhận thất bại, khi làm việc gì muốn rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy vậy họ là những người lạc quan, thích sự vui vẻ, họ là người giỏi giao tiếp, thường được người khác yêu mến.

Đại Lâm Mộc là người nóng tính nhưng những việc đã qua họ không để bụng, họ cũng nhanh quên đi các chuyện buồn của mình.

– Công danh, sự nghiệp:

Với bản tính khó chấp nhận thất bại, Đại Lâm Mộc sẽ làm hết sức mình để có được thành công lâu bền. Khôn ngoan, phán đoán tốt, họ sẽ là những nhà đầu tư giỏi.

Do thích giao lưu bạn bè Đại Lâm Mộc cũng hợp với những công việc liên quan tới nghệ thuật. Tính cách chu toàn, chí tiến thủ Đại Lâm Mộc sẽ cố gắng hoàn thành công việc của mình hiệu quả nhất.

đại lâm mộc

– Tình duyên:

Đại Lâm Mộc là những người đào hoa, được nhiều người khác giới yêu quý. Tuy vậy khi chọn được người thích hợp thì 2 tuổi Thìn và Tỵ này sẽ muốn ổn định về tình cảm với người đó.

Nếu chuyện tình cảm gặp rạn nứt Đại Lâm Mộc sẽ chủ động hàn hắn, tuy nhiên khi cảm thấy đã cố gắng mà không có kết quả họ sẽ buông tay và ra đi.

– Yếu điểm:

Người thuộc mệnh này dễ quên chuyện cũ nên nhiều khi bị đánh giá là “vô tâm”. Trong quan hệ xã hội đôi khi họ thiếu cẩn trọng, không kín đáo. Tham vọng cũng dễ khiến họ rơi vào vòng xoáy của chính mình. Họ cũng là những người làm nhiều tiêu nhiều nên dễ rơi vào tình trạng thiếu thốn.

Với bản tánh như vậy thì liệu tuổi nào hợp làm ăn với Đại Lâm Mộc, mệnh nào kết hợp kinh doanh thì hứa hẹn công việc được thành công tốt đẹp

Đại Lâm Mộc hợp với mệnh gì?

Theo ngũ hành nạp âm, Đại Lâm Mộc hợp với các mệnh sau:

– Lư Trung Hỏa: Đây là một sự kết hợp tốt. Lư Trung Hoả – lửa trong lò nên mộc sẽ là nguồn nguyên liệu để Hoả phát triển.

– Đại Lâm Mộc: Đại Lâm Mộc kết hợp với Đại Lâm Mộc tạo nên thế song hành. Thực tế thì quá nhiều cây sẽ phải cạnh tranh về nguồn sống nhưng càng cạnh tranh thì lại càng phát triển, mang lại đại cát đạt lợi và sự vững chắc.

– Đại Hải Thủy: Thuỷ sinh Mộc! Đây là sự kết hợp tốt tuy nhiên thì hai cung mệnh này lại hiếm khi kết hợp và không tạo nên sự bứt phá.

– Thiên Thượng Hoả: Xét theo ngũ hành thì Mộc sinh Hoả nhưng Thiên Thượng Hoả là lửa trên trời, sẽ là nguồn ánh sáng giúp cây phát triển. Có thể nói, đây là một quan hệ mang đến điều tốt lành cho cả 2 nhưng Đại Lâm Mộc sẽ có phần lợi hơn.

– Đại Khê Thủy: Là nguồn nước từ suối lớn nên sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là cây lớn trong rừng. Nếu Đại Lâm Mộc kết hợp với mệnh này thì sẽ mang đến cát lợi.

– Thiên Hà Thủy: Cũng thuộc Thuỷ nên ắt sẽ hợp với Mộc bởi vì sau cơn mưa, cây cối sẽ phát triển xanh tốt.

– Bích Thượng Thổ: Theo ngũ hành thì Mộc khắc Thổ nhưng thực tế thì 2 nạp âm Bích Thượng Thổ và Đại Lâm Mộc lại rất hợp bởi vì tường vách cần phải có gỗ tốt mới vững chắc.

– Bình Địa Mộc: Mộc tương hợp với Mộc nhưng một cây ở trên núi, một cây ở đồng bằng thì khó mà có cơ hộp gặp nhau. Nếu có thể kết hợp thì đây là một sự kết hợp hài hoà và mang lại một vài may mắn nhỏ.

– Sơn Hạ Hỏa: Sơn Hạ Hoả nghĩa là lửa dưới núi, mà cây trên rừng thì khó có cơ duyên gặp. Tuy nhiên thì Mộc với Hoả thì luôn mang đến sự phát triển nên đây cũng được coi là một cung mệnh hợp với Đại Lâm Mộc.

– Tùng Bách Mộc: Cả Tùng Bách Mộc và Đại Lâm Mộc đều là những cây đại thụ, nếu kết hợp thì sẽ mang đến sự cạnh tranh nên sẽ gặp 1 chút khó khăn nhưng không phải là không có cơ hội phát triển. Cả 2 cây đại thụ cạnh nhau thì khó lòng ngã.

– Tuyền Trung Thủy: Mộc và Thuỷ luôn là sự kết hợp tốt đẹp, nước sẽ giúp cây phát triển không ngừng.  

– Dương Liễu Mộc: Hai cung mệnh tương hợp với nhau nên khi kết hợp sẽ mang lại nhiều cát lợi.

– Bạch Lạp Kim: Khác với các mệnh Kim khác, bạch Lạp Kim là kim loại nóng chảy, mà Đại Lâm Mộc lại là nguồn nguyên liệu tốt cho việc luyện kim giúp kim loại nóng chảy. Dù theo ngũ hành thì Kim khắc Mộc nhưng thực tế, 2 mệnh này kết hợp sẽ sinh ra thành quả tốt.

– Giản Hạ Thủy: Đã là Thuỷ thì ắt sẽ hợp với Mộc, hơn nữa, Giản Hạ Thuỷ còn là mạch nước ngầm nên sẽ giúp cây lớn như Đại Lâm Mộc phát triển, mang lại nhiều thành công.

– Sơn Đầu Hỏa: Cây lớn trên rừng gặp lửa lớn trên núi ắt sẽ thành đám cháy lớn, tức càng phát triển. Hơn nữa, theo ngũ hành thì Mộc sinh Hoả nên sự kết hợp của 2 mệnh này sẽ mang đến thành quả to lớn.

Đại Lâm Mộc khắc với mệnh gì?

Đại Lâm Mộc cần tránh các mệnh sau nếu không muốn gặp nhiều điềm hung.

– Hải Trung Kim: Khó có sự kết hợp vì Hải Trung Kim là kim loại trong biển mà Đại Lâm Mộc là cây lớn giữ rừng. Hơn nữa, Kim khắc Mộc nên 2 mệnh này rất kị nhau.

–  Lộ Bàng Thổ: Đất giữa đường mà gặp cây đại thụ thì ắt sẽ là cản trở lớn, thêm vào đó Mộc lại Khắc thổ nên nếu kết hợp sẽ gặp cảnh đổ vỡ, không tốt đẹp.

– Thành Đầu Thổ: Thổ khắc Mộc theo ngũ hành và Thành Đầu Thổ còn có nghĩa là đất tường thành khô cứng nên cây lớn sẽ không thể tồn tại trong môi trường đất như vậy. Chính vì thế mà 2 nạp âm này không nên kết hợp với nhau, nếu kết hợp cũng không mang lại kết quả tốt.

– Ốc Thượng Thổ: Thực tế, Ốc Thượng Thổ – đất trên mái nhà còn Đại Lâm Mộc là cây giữa rừng, chẳng có sự liên hệ nào giữa 2 cung mệnh này. Hơn nữa, Mộc khắc Thổ nên đây không phải là một sự kết hợp tốt, đêm lại thành công.

– Tích Lịch Hỏa: Rõ ràng là Hoả hợp với Mộc nhưng Tích Lịch Hoả là lửa do sét tạo ra, mà sét đánh vào cây thì ắt cây sẽ chết. Hai mệnh này tuyệt đối không nên kết hợp vì sẽ gặp nhiều vận hung.

– Trường Lưu Thủy: Cũng là nước nhưng Trường Lưu Thuỷ lại là nước của sông dài với dòng chảy mạnh. Tuy Thuỷ – Mộc tương sinh nhưng Trường Lưu Thuỷ lại khiến Đại Lâm Mộc gặp nhiều bất lợi bởi vì nước chảy mạnh sẽ làm rễ cây khó bán chắc.

– Sa Trung Kim: Ai cũng biết Kim khắc Mộc! Sa Trung Kim còn là kim loại trong đất thì đất sẽ không có dưỡng chất để cây phát triển. Vì vậy, 2 cung này kết hợp sẽ chỉ thấy sự lụi bại.

– Kim Bạch Kim: Vài thỏi, bạc nén và gỗ chẳng có sự liên quan tới nhau và Mộc cũng khắc Kim nên đây cũng không phải là sự kết hợp tốt.

– Đại Trạch Thổ: Đất đai cồn bãi chỉ thích hợp cho cây nông nghiệp hoa màu còn đối với đại cổ thụ thì nó lại cần một nền đất vững chắc. Thế nên Đại Lâm Mộc không nên kết hợp với Đại Trạch Thổ, sẽ xảy ra xung đột không đáng có.

– Thoa Xuyến Kim: Hai cung mệnh không có sự liên kết, đã vậy Kim và Mộc khắc nhau, vì thế đây cũng không phải là 1 sự kết hợp tốt.

– Tang Đố Mộc: Cũng là Mộc, theo ngũ hành thì tương hợp nhưng thực tế thì Tang Đố Mộc không hợp với Đại Lâm Mộc. Một cây yếu kết hợp với 1 cây mạnh sẽ không tạo nên sức mạnh.

– Sa Trung Thổ: Cây lớn thì đất là nguồn cung cấp dưỡng chất nhưng mối quan hệ này sẽ tốt cho Sa Trung Thổ, hơn nữa Thổ với Mộc cũng sung khắc nên 2 mệnh này kết hợp sẽ chỉ mang đến vận xui.

– Thạch Lựu Mộc: Tương hợp nhưng Thạch Lựu Mộc và Đại Lâm Mộc có sức cạnh tranh không đền nên dễ dẫn đến sự suy yếu. Chính vì thế, 2 mệnh này kết hợp sẽ không gặp may mắn, thuận lợi.

Màu sắc hợp – khắc với tuổi Mậu Thìn – Kỷ Tỵ

Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thuỷ Sinh Mộc, Kim Khắc Mộc. Tuy nhiên thì Mộc cũng không hợp và cũng không khắc với Mộc.

#Các màu hợp với mệnh Đại Lâm Mộc: Đen, Tràm, Xanh lam, Xanh lá.

#Các màu khắc với mệnh Đại Lâm Mộc: Trắng, Bạc, Vàng.

Để nói màu nào hợp nhất, đem lại thịnh vượng cho mệnh Đại Lâm Mộc thì chỉ có thể là Đen, Tràm hay Xanh Lam vì những màu sắc này đại diện cho Thuỷ mà Thuỷ thì luôn tương sinh với Mộc.

096.365.8866

Facebook
Facebook